Môn Giáo dục Công dân ở lớp 8 thường tập trung vào việc phát triển kiến thức và kỹ năng liên quan đến công dân, chính trị, và xã hội. Mục tiêu chính là giúp học sinh hiểu rõ hơn về vai trò của họ trong xã hội, phát triển ý thức về quyền và trách nhiệm công dân, cũng như khuyến khích họ tham gia tích cực vào quá trình xây dựng cộng đồng.
Dưới đây là Đề kiểm tra cuối kì 1 môn giáo dục công dân lơp 8 kết nối kèm ma trận đề được biên soạn dưới dạng bản word mời thầy cô tham khảo
KHUNG MA TRẬN ĐỀ
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG
DÂN, LỚP 8
I. MỤC
ĐÍCH YÊU CẦU.
1.Về mục tiêu:
- Nhằm kiểm tra kiến thức HS đạt được trong các bài ở
học kỳ I lớp 8; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của
chương trình
- Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình,
trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao
hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
-Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc
sống.Từ đó rút ra được bài học cho bản thân.
- Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá được
các hành vi và chuẩn mực đạo đức của bản thân, của người khác,
- HS có thái độ học tập đúng và điều chỉnh qúa trình
học tập của mình.
2. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để bổ sung kịp thời các kiến thức
cơ bản phục vụ việc kiểm tra đánh giá. Biết lập kế hoạch tự học tự tìm kiếm kiến thức trong sách vở,
thông qua sách báo và các nguồn tư liệu khác nhau để hoàn thành kế hoạch học tập
và đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện
các nhiệm vụ được phân công.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc chủ động
xây dựng những kế hoạch ôn tập hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
- Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi:
Nhận biết được những giá trị truyền thống tốt đẹp của đất nước, tích cực chủ động hội nhập vào nền văn hóa
thế giới, rèn luyện kỹ năng lao động cần cù, sáng tạo cho bản thân.
Năng lực
phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân
lập và nâng cao nhận thức của bản
thân về việc tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Tôn trọng sự đa
dạng văn hóa của các dân tộc trên thế giới
3. Phẩm chất:
Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như:
Trung thực: Thực
hiện tốt nhiệm vụ học tập hoàn thành có chất lượng bài kiểm tra giữa kỳ để đạt
kết cao
Trách nhiệm: Có
trách nhiệm với bản thân, tích cực, chủ động để hoàn thành được nhiệm vụ học tập
của bản thân.
Chăm chỉ: Chăm chỉ
học tập, rèn luyện, tích cực áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Tích
cực ôn tập và củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra.
II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN
KIỂM TRA
Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong học kỳ 1 gồm
các bài và chủ đề sau
Bài 1: Tự hào về
truyền thống dân tộc Việt Nam
Bài 2: Tôn trọng sự
đa dạng của các dân tộc
Bài 3: Lao động cần
cù, sáng tạo
Bài 4: Bảo vệ lẽ phải.
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Kiểm
tra tập trung tại lớp
- Kiểm tra theo hình thức kết hợp
trắc nghiệm với tự luận theo tỷ lệ ( 70TN/30TL)
- Kiểm tra theo ma trận và
đặc tả
IV.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung/chủ đề/bài học |
Mức độ đánh giá |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Câu TN |
Câu TL |
Tổng điểm |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
Nội dung 1: Tự
hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. |
2 câu |
|
|
|
|
|
|
|
2 câu |
|
0,5 |
Nội dung 2. Tôn trọng sự đa dạng của dân tộc |
2 câu |
|
|
|
|
|
|
|
2 câu |
|
0,5 |
||
Nội dung 3. Lao động cần cù sáng tạo |
3 câu |
|
|
|
|
1 câu |
|
|
3 câu |
1 câu |
2,75 |
||
Nội dung 4. Bảo vệ lẽ phải |
2 câu |
|
|
1 câu |
|
|
|
|
2 câu |
1 câu |
3,5 |
||
Nội dung 5.
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên |
3 câu |
|
|
|
|
½ câu |
|
1/2 câu |
3 câu |
1 câu |
2,75 |
||
Tổng câu |
12 |
|
|
1 |
|
1 |
|
1 |
12 |
3 |
10 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
30% |
70% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
100 |
Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối học kì I, lớp 8
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ
đánh giá |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam |
Nhận biết: - Nêu được một số
truyền thống dân tộc Việt Nam . - Kể được biểu hiện của truyền
thống dân tộc việt nam. Thông hiểu - Nhận diện được giá trị của các
tuyền thống dân tộc Việt Nam - Đánh giá được hành vi, việc làm
của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về
truyền thống dân tộc Việt Nam Vận
dụng: . - Xác định được những việc cần làm phù hợp
với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương. Vận
dụng cao - Thực hiện được những việc làm cụ thể để
gìn giữ, phát huy truyền thống dân tộc. |
2 TN |
|
|
|
2. Tôn trọng sự đa dạng của dân tộc |
Nhận biết:
Nêu được những biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc
và nền văn hóa trên thế giới. Thông hiểu: Giải thích được ý
nghĩa của việc tôn trọng đạo sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa trên
thế giới Vận dụng: - Phê phán những hành vi kì thị , phân biệt
chủng tộc và văn hóa. - Xác định được những lời nói, việc làm thê
hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới phù hợp với
bản thân Vân dụng cao: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể
hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế
giới phù hợp với bản thân. |
2TN |
|
|
|
||
3.
Lao động cần cù sáng tạo |
Nhận biết: -
Nêu
được khái niệm cần cù sáng tạo trong lao động . -
Nêu được
một số biểu hiện của cần cù sáng tạo trong lao động. Thông hiểu: - Giải
thích được ý nghĩa cần cù sáng tạo trong lao động . Vận dụng: - Trân
trọng những thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù,
sáng tạo trong lao động. -Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao
động. Vận dụng cao: - Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của
bản thân. |
3 TN |
|
1 TL |
|
||
4. Bảo vệ lẽ phải |
Nhận biết: - Nêu
được lẽ phải là gì? Thế nào là lẽ phải Thông hiểu: - Giải thích được một cách đơn giản về sự cần
thiết bảo vệ lẽ phải. Vận dụng: - Khích
lệ động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải - Phê
phán những người không biết bảo vệ lẽ phải. Vận dụng cao: - Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể,
phù hợp với lứa tuổi. |
2 TN |
1 TL |
|
|
||
5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên |
Nhận biết: - Nêu được một số quy định về bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nêu được một số biện
pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên. Thông
hiểu: - Giải thích được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên. Vận dụng: - Phê phán, đấu
tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Vận dụng cao: - Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi
để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. |
3TN |
|
½ TL |
½ TL |
||
Tổng |
|
12 TN |
1 TL |
1,5 TL |
0,5 TL |
||
Tỉ lệ % |
|
30 |
30 |
30 |
10 |
||
Tỉ lệ chung |
|
60 % |
40% |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 8
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm, mỗi lựa chọn
đúng 0,25 đ)
Câu 1: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc
là những giá trị
A. vật chất B.
tinh thần C. của cải D. kinh tế.
Câu 2: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về
truyền thống nào?
A.Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống đoàn kết.
C. Truyền thống yêu nước. D.Truyền thống văn
hóa.
Câu 3:Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc là:
A. Luôn nêu cao tinh thần tôn trọng và học hỏi các dân
tộc khác trên thế giới
B. Sẵn sàng chia sẽ và tiếp thu những tiến bộ về
mọi mặt của các dân tộc trên thế giới
C. Tôn trong, sẵn sàng làm bạn với tất cả các dân
tộc khác trên trên cơ sở tôn trong độc lập dân tộc, chủ quyền và các quyền cơ bản
của công dân.
D. A, B, C
Câu 4: Việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc phải chú ý
đến điều gì?
A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với
bản sắc dân tộc mình.
B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.
C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.
D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.
Câu 5:
Trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến
để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng, hiệu quả lao động được gọi là?
A. Lao động tự giác. B. Lao động sáng tạo.
C. Lao động. D. Sáng tạo.
Câu 6: Câu tục ngữ: Có
làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho khuyên chúng ta điều
gì?
A. Lao động sáng tạo. B. Trung thực. C. Lao động cần cù. D. Tiết kiệm.
Câu 7: Việc
áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất
lao động, giảm thời gian lao động nói đến?
A. Lao động sáng tạo. B. Lao động tự giác.
C. Lao động. D. Sáng tạo.
Câu 8: Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B
gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh.
Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Cùng với A đánh B cho vui.
D. Chạy đi chỗ khác chơi.
Câu 9: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất việc biết
bảo vệ lẽ phải?
A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải
làm bằng được.
B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều
hợp lí.
D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.
Câu 10: Toàn bộ các
điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên. D. Môi trường.
Câu 11: Nhà máy A xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm
môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?
A. Chính quyền địa phương. B. Trưởng thôn.
C. Trưởng công an xã. D. Gia đình.
Câu 12:Ngày môi trường thế giới là ?
A. 5/6. B. 5/7. C. 5/8. D. 5/9.
PHẦN II: Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm)
Trên đường phố, một chị đi xe máy phía
trước làm rơi một chiếc ví. Có một người định cúi xuống nhặt thì một thanh niên
đi xe máy nhanh chân gạt chiếc ví lại gần chỗ anh ta, nhặt chiếc ví bỏ “tọt”vào
túi mình và đi ngay.
a, Em có nhận xét gì về hành vi của
anh thanh niên đó?
b, Em có suy nghĩ như thế nào về
quan niệm” nhặt được của rơi tạm thời đút túi” của thanh niên thời nay?
Câu 2: ( 2 điểm)
Để biến điện năng thành ánh sáng, Edison
đã làm hàng nghìn thí nghiệm nhằm tìm ra vật liệu thích hợp làm dây tóc bóng
đèn. Khi liên tục gặp thất bại, bị công kích là "người hoang tưởng",
"quân lừa bịp", Edison vẫn không nản chí. Ông vẫn trung thành với
khát vọng của bản thân.Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần trước khi phát
minh ra bóng đèn, nhưng ông không bao giờ gọi đó là thất bại, mà xem đó như
những cơ hội để học hỏi.
a, Em học hỏi được gì từ tấm gương của nhà bác học
Edison?
b. Hiện nay một số bạn học sinh thấy bài khó là nản,
đi chép sách giải. Suy nghĩ của em về về những hành động này.Em sẽ khuyên các bạn
như thế nào?
Câu 3: ( 2 điểm)
Để đất nước được phát
triển tốt, chúng ta cần tập trung khai thác mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên
một cách tối đa nhất có thể. Sau khi đất nước phát triển, chúng ta thực hiện
các biện pháp tái sinh vẫn được.
Câu hỏi:
a. Em có
đồng tình với quan điểm đó không? Vì sao?
b. Chúng
ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Đáp
án
Phần
I: Trắc nghiệm ( 3 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
B |
A |
D |
A |
B |
C |
A |
A |
C |
D |
A |
A |
Phần II. Tự luận
Câu 1: ( 3 điểm)
a Hành vi đó là chưa đẹp. Chưa
biết trả lại cho người mất. Chưa làm theo những điều được cho là đúng đẵn theo
chuẩn mực đạo đức xã hội. ( 1,5 đ)
b.“ Nhặt được của rơi tạm thời
đút túi” là một quan điểm sai lầm. Là hành vi vi phạm đạo đức: lừa dối, tham
lam. Là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý theo mức độ , tính chất vi phạm:
phạt tiền đến 15 triệu đồng, hoặc phạt tù cải tạo không giam giữ( 1,5 đ)
Câu 2: ( 2 điểm)
a. Edison là tấm gương sáng cho
sự lao động cần cù, sáng tạo. Em học hỏi được từ Edison: khi gặp điều không như
mong muốn , những khó khăn: bài khó, điểm kém, bị bố mẹ thầy cô mắng,…không nản
chí, xem xét vì sao mình chưa đạt được điều mong muốn, tự sửa chữa.( 1 điểm)
b.Các bạn đó còn lười biếng. Em
sẽ nói với các bạn: lười học, đi chép bài sẽ không hiểu, khó có thể vượt qua
các kì thi, không thể vận dụng vào thực tế cuộc sống, tương lai sau này sẽ gặp
nhiều khó khăn….( 1 điểm)
Câu 3: ( 2 điểm)
a. Không
đồng tình. Vì làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm mất cân bằng
sinh thái, … gây nguy hiểm cho môi trường sống của con người và tự nhiên. Để
tạo ra sự phát triển của đất nước thì rất cần thiết, nhưng phải tạo ra sự phát
triển bền vững, vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo sự ổn định cho môi trường…(1
điểm)